Tin tức tổng hợp

Quy trình giám định hàng hoá
Ngày đăng : 03/09/2019

A. quy trình giám định

 

Khi nhận một lô hàng bị tổn thất, người nhận hàng (người được bảo hiểm) phải thực hiện những công việc cần thiết sau :

1/ Người nhận hàng (Người được bảo hiểm) phải thông báo tổn thất (Notice of Claim) : Tại cảng dỡ hàng, khi nhận hàng với tàu, phát hiện hai dạng tổn thất : Tổn thất rõ rệt và tổn thất không rõ rệt:

• Đối với tổn thất rõ rệt (Appearant loss or damage): như hàng hoá bị đổ vỡ, hư hỏng, rách bao bì...người nhận hàng phải cùng với tàu và cảng lập Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (Cargo Outturn Report- COR) (Biên bản phải được ghi rõ ngày tháng, số B/L, số lượng hàng hoá bị hư hỏng của mỗi B/L, tính chất chung của hư hỏng và phải có chữ ký của Thuyền trưởng và gửi Thông báo tổn thất (Notice of Claim) cho người chuyên chở biết càng sớm càng tốt và trong thời gian quy định. Trong trường hợp thuyền trưởng không ký COR thì người nhận hàng phải mời một Công ty giám định lập biên bản về tình trạng của hàng hoá. Biên bản này chính là thông báo tổn thất và phải được làm trước hoặc vào lúc giao nhận hàng với tàu.

• Đối với tổn thất không rõ rệt (Non- appearant loss or damage) : (là những tổn thất thấy hoặc nghi ngờ có tổn thất bên trong kiện hàng, người nhận hàng phải thông báo tổn thất bằng cách lập một Thư dự kháng (Letter of reservation) và gửi cho Truyền trưởng hoặc Công ty Đại Lý tàu biển (VOSA) càng sớm càng tốt (thời hạn tối đa là 3 ngày kể từ ngày giao hàng)

(Ghi chú: Nếu không có thông báo tổn thất cho người chuyên chở vào lúc giao hàng hoặc trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng thì việc giao hàng được suy đoán là giao đúng như mô tả của B/L và sau này khi phát hiện tổn thất cũng không khiếu nại người chuyên chở được nữa)

• Sau đó, người nhận hàng phải thông báo tình hình tổn thất hàng hoá cho Công ty bảo hiểm hoặc đại lý của Công ty bảo hiểm (Đại lý của các Công ty bảo hiểm thông thường là các Công ty giám định)

2/ Người nhận hàng phải tiến hành mọi biện pháp có thể được để giảm nhẹ và ngăn ngừa tổn thất lây lan.

3/ Đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu cho Công ty bảo hiểm để Công ty bảo hiểm giữ quyền khiếu nại đối với những người có liên quan trách nhiệm đến tổn thất của hàng hoá.

4/ Khi nhận được thông báo tổn thất từ người nhận hàng, Công ty bảo hiểm tự tiến hành giám định tổn thất hoặc uỷ quyền cho đại lý của mình tiến hành giám định tổn thất. Thông thường đối với lô hàng mua bảo hiểm của các Công ty bảo hiểm nước ngoài, thì các Công ty này sẽ uỷ thác cho đại lý của mình tại Việt nam - các Công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc các Công ty giám định tiến hành giám định tổn thất. Chứng thư giám định (Certificate on damage) được cấp phải xác định rõ : Số lượng, khối lượng hàng bị tổn thất; Mức độ tổn thất; Nguyên nhân tổn thất. Trong quá trình giám định, khi cần thiết Giám định viên sẽ hướng dẫn người nhận hàng có những biện pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa tổn thất tiếp theo

5/ Trên cơ sở kết quả giám định được nêu trong Chứng thư giám định, Công ty bảo hiểm sẽ xem xét, đối chiếu với Hợp đồng bảo hiểm, nếu tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì Công ty bảo hiểm căn cứ vào kết quả giám định, phân bổ tổn thất, bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm.

B. Nhân viên giám định phải làm theo các bước sau trước khi tới hiện trường:

 

1 Nghiên cứu giấy tờ

 

 

Trước khi thực hiện vụ giám định, giám định viên phải nghiên cứu các giấy tờ cần thiết để nắm được :

-giấy yêu cầu có ghi đầy đủ chính xác không.các điều khoản về bao bì ,quy cách phẩm chất.cần nắm chắc tính thương phẩm của hàng hoá

-vận đơn,giấy đóng gói

-tài liệu kỹ thuật kèm theo nếu là hàng máy móc thiết bị như sơ đồ bản vẽ thiết kế,hướng dẫn sử dụng ,bảo quản

-giấy tờ kèm theo có đúng, đủ và đồng bộ không

-tình trạng hư hỏng của bao bì và hàng hóa

-số, khối lượng hàng hóa bị tổn thất

-nội dung yêu cầu của khách hàng

-các tính chất hàng hóa có liên quan đến nguyên nhân tổn thất trực tiếp

-địa điểm, ngày, giờ hẹn giám định

*lưu ý:cần nắm rõ với khách hàng về mức độ yêu cầu kiểm tra,nội dung công việc và mẫu chứng thư giám định,nếu là hàng máy móc thì có vận hành thử không..

 

 

2. lập phương án giám định:

-dự kiến những mắc mứu khó khăn có thể xảy ra,có biện pháp giải quyết trước.

-tính sơ bộ số lượng kiện phải mở kiểm tra trong tổng số kiện yêu cầu giám định sao cho đủ tính đại diện,chú ý nếu lô hàng vừa có bao bì nguy6en vẹn vừa có bao bì ko nguyên vẹn thì phải tính toán riêng cho từng loại

-số lượng kiện cần mở để kiểm tra tình trang như sau:

+bao bì ko nguyên vẹn:mở 100%

+bao bì nguyên vẹn:

*đối với máy móc thiết bị ,phụ tùng mở 100%

*đối với hàng hoá khác số lượng kiện mở phù hợp mặt hàng giám định.

-xác định phương pháp lấy mẫu(nếu cần)

-mục đích của việc lấy mẫu là để xác định nguyên nhân gây tổn thất ,vi65c lấy mẫu bao bì hoặc hàng hoá chỉ để hỗ trợ cho khâu kiểm tra tại tàu,kho bãi...vì thế phải tính toán cho tính đại diện cho hạng mục cần phân tích là được.

-xác định phương pháp phân tích mẫu phỉa tuân theo chỉ tiêu phân tích đề ra .nếu có chỉ tiêu khác trùng với chỉ tiêu phẩm chất của hàng hoá như xác định hàm lượng tính chất,thuỳ phần..thì phải theo phương pháp quy định của hợp đồng và L/C.

 

 

Cần gặp kho hàng, chủ hàng, người vận tải... để điều tra tìm hiểu :

-Thái độ vận chuyển, chủ hàng

-Tình trạng và nguyên nhân tổn thất

-Kho hàng, chủ hàng xử lý về lô hàng

-Dự kiến việc sẽ làm để chuẩn bị dụng cụ chuyên môn thích hợp

-Biên bản giám định

-Giấy ghi diễn biến vụ giám định

-Phiếu cân đo,đếm biên lai lấy mẫu

-Damaged survey record

-máy móc kiểm tra

-Dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu

-Thước đo, ống lường,máy tính, máy ảnh...

 

 

3. Tới địa điểm giám định,công tác hiện trường

-kiểm tra phương tiện vận tải(tàu,container/lash nếu có),kiểm tra trên tàu ,kiểm tra tình trạng hầm hàng,kiểm tra số liệu,trình trạng seal chì của containernếu có.nếu ko phù hợp kiểm tra các bước tiếp theo

-kiểm tra bao bì:kiểm tra kí mã hiệu ghi trên bao bì,sự sắp xếp theo lô,sơ bộ số lượng kiện.nếu thấy kí số hiệu ko đúng hoặc sự sắp xếp theo lô tới mức ko thể phân biệt thì báo cho người yêu cầu bằn văn bản tạm hoãn vụ giám định chờ giải quyết.

-kiểm tra tình trạng bảo quản tại các kho bãi,cách sắp xếp:kiểm tra nơi để hàng ,cách sắp xếp có phù hợp với các kí mã hiệu bảo quản ghi trên bao bì hay ko.tính thương phẩm của mặt hàng hay ko..

-kiểm tra hàng hoá ác định tổn thất về lượng và tổn thất về chất.,xác định mức độ tổn thất về bao bì va trang trí

 

 

 

C. Các giấy tờ liên quan tới giám định:

 

-Vận tải đơn

-Phiếu đóng gói hàng hóa

-phiếu hoặc chi tiết cân những loại hàng hoá bàn theo số lượng

-hoá đơn(invoice)

-Biên bản nhận hàng hư hỏng cảng ký với tàu

-hợp đồng mua bán

-giấy chứng nhận phẩm chất certificate of quality

-giấy chứng nhận bảo hiểm

-quyển thuyết minh catalogues cá máy móc thiết bị đều có ghi rõ cấu tạo,tên từng bộ phận,phụ kiện kèm theo

 

-Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

-phiếu kiểm kiện tally sheet

-báo cáo hải sự sea protest

-sơ đồ xếp hàng

-nhật ký hành trình extract of log book

-Giấy ủy quyền

social_all
Danh mục sản phẩm