Tin tức tổng hợp
Vấn đề bạn hỏi xin được trả lời: Khi xét xử tranh chấp theo vận đơn, tòa án có thể đưa ra những cơ sở để không công nhận quyền tài phán (đã được in sẵn) trên vận đơn. Dưới đây là điều khoản về quyền tài phán nêu trên vận đơn của một hãng tàu treo cờ Việt Nam.
The contract evidenced by or contained in this Bill of Lading shall be governed by the law of the country where the Carrier has his principal place of business except as may be otherwise provided for herein. Unless otherwise agreed by the Carrier, any action, dispute or claim against the Carrier there under must be brought exclusively before the competent Court in the Country where the Carrier has his principal place of business. Any action by Carrier to enforce any provision of this Bill of Lading may be brought before any Court of competent Jurisdiction at the option of the Carrier.”
Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác, mọi tranh chấp, khiếu nại phải được tòa án nơi người vận chuyển có trụ sở chính xét xử (phần in đậm ở trên là để người viết nhấn mạnh). Trên thực tế, tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam với vận đơn ghi rõ như trên vẫn bị tòa án nước ngoài bắt giữ theo đơn khởi kiện của chủ hàng (người nhận hàng) để đòi bồi thường thiệt hại về mất mát, hư hỏng hàng hóa.
Vụ kiện theo vận đơn dưới đây của Nguyên đơn có hàng hóa bị tổn thất trong quá trình vận chuyển bằng tàu biển treo cờ Việt Nam được một tòa án của Đài Loan xét xử trong khi vận đơn ghi rõ chỉ tòa án nơi chủ tàu (người vận chuyển) có trụ sở chính (Việt Nam) mới có quyền này.
Bị đơn đã không kháng án, có thể vì thấy trước khả năng thua tiếp ở tòa cấp trên. Vì vậy, bản án dân sự sơ thẩm này đã có hiệu lực pháp luật (hiệu lực thi hành).
Mời bạn đọc tham khảo để thấy được căn cứ mà tòa án thường xem xét để xác định quyền tài phán khi có tranh chấp theo vận đơn
Nguyên đơn: Chung Kuo Insurance Co., Ltd. – người có hàng hóa chở trên tàu biển bị tổn thất đã khởi kiện theo vận đơn do Bị đơn thứ nhất cấp.
Bị đơn thứ nhất: Seaplus Shipping Corporation (dưới đây gọi tắt là SP Corp) - người thuê tàu định hạn
Bị đơn thứ hai: Sea Transport Ltd (dưới đây gọi tắt là ST Ltd) - chủ tàu (người cho thuê tàu định hạn).
Về khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại giữa Nguyên đơn và Bị đơn nói trên, phần tranh luận tại Tòa đã kết thúc ngày 12/8/2010. Nội dung chính của vụ án, nhận định và phán quyết của Tòa như sau:
1. Sự việc và nguyên nhân xảy ra tổn thất
Bị đơn được triệu tập đến dự phiên tòa theo đúng luật. Tuy vậy, họ đã không đến. Vì vậy, theo khoản (item) 1, điều 385 của Luật tố tụng Đài Loan (Taiwan Litigation Law), yêu cầu xử vắng mặt của Nguyên đơn đã được chấp nhận.
Theo đơn khởi kiện của Nguyên đơn, Taiwan Fertilizer Co., (dưới đây gọi tắt là TF Ltd) nhập khẩu 6.436.485 tấn phân bón (Uncoated Urea) vào tháng 5 năm 2009, được chở trên tàu “Vitwo”, từ Indonesia đến cảng Taichung, do Bị đơn thứ nhất là Seaplus Shipping Corporation (dưới đây gọi tắt là SP Corp) là người thuê tàu định hạn vận chuyển và trả hàng tại cảng trả hàng; và Bị đơn thứ hai là Sea Transport Ltd (dưới đây gọi tắt là ST Ltd) là chủ tàu (người cho thuê tàu định hạn). Vận đơn số NSM-B09004 do bị đơn SP Corp ký phát ngày 13 tháng 5 năm 2009 là bằng chứng của việc vận chuyển. Tuy vậy, khi TF Ltd nhận lô hàng nói trên tại cảng trả hàng (port of discharge), đã có 117,02 tấn hàng bị ướt được xác nhận bằng Chứng thư giám định hàng hư hỏng do ướt (Certificate of Wet Damage Cargo). Do đó TF Ltd Bị thiệt hại 25.773,3 đô la Mỹ (tương đương 848.715,00 đô la Đài Loan – NT$ – New Taiwanese Dollar).
Bị đơn SP Corp – người ký phát vận đơn và bị đơn ST Ltd – người trả hàng (delivered) đều được coi là “người vận chuyển” – người có nghĩa vụ cần mẫn trong việc bốc hàng, dỡ hàng, xử lý, sắp xếp, trông coi, vận chuyển, và chăm sóc hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy định của pháp luật (due diligence with respect to the loading, unloading, handling, stowage, custody, carriage, care and keeping of the goods to the carried cargoes by law).Rõ ràng là lô hàng đã thuộc sự “trông coi” (custody) của Bị đơn. Tuy vậy, bị đơn đã không hoàn thành nghĩa vụ theo quy định ở điều 62 và 63 của Luật Hàng hải Đài Loan (Taiwan Maritime Law). Ngoài ra, theo điều 184 và 188, Bị đơn cũng phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nghĩa vụ bồi thường (debt and the tort) nên Bị đơn sẽ phải bồi thường thiệt hại.
Nguyên đơn là người bảo hiểm lô hàng nói trên và đã trả tiền bồi thường tổn thất cho Người nhận hàng là TF Ltd được thể hiện bằng “Giấy biên nhận và thế quyền đòi bồi thường thiệt hại” (Loss Subrogation Receipt) do người Nhận hàng cấp. Vì thế, Nguyên đơn có quyền khiếu nại đòi bồi thường theo qui tắc “Chuyển giao khiếu nại và thế quyền” (rules of Subrogation and Transference of Claim).
Nguyên đơn cũng yêu cầu:
- Bị đơn SP Corp phải liên đới (jointly and severally) bồi thường cho Nguyên đơn số tiền 848.715,00 đô la Đài Loan hoặc 25.773,30 đô la Mỹ là khoản nợ gốc cùng với lãi suất cộng dồn tính cho số tiền này kể từ ngày tiếp theo của ngày khởi kiện Bị đơn đến hết ngày thực tế thanh toán theo mức lãi suất 5%/năm.
- Bị đơn ST Ltd Corp phải liên đới (jointly and severally) bồi thường cho Nguyên đơn số tiền 848.715,00 đô la Đài Loan hoặc 25.773,30 đô la Mỹ là khoản nợ gốc cùng với lãi suất cộng dồn tính cho số tiền này kể từ ngày tiếp theo của ngày khởi kiện Bị đơn đến hết ngày thực tế thanh toán theo mức lãi suất 5%/năm.
- Một trong 2 Bị đơn có thể trả tiền bồi thường thiệt hại và Bị đơn kia sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
- Nguyên đơn đồng ý đặt tiền bảo đảm bồi thường thiệt hại (security bond) cho việc khiếu kiện của mình và đề nghị Tòa mở phiên tòa xét xử.
Khi vận đơn ghi cảng dỡ hàng (port of discharge) là một cảng của Đài Loan thì toà án tại nơi có cảng dỡ hàng có quyền tài phán (quyền xét xử) đối với tranh chấp phát sinh từ vận đơn nói trên. Đối với khiếu nại ngoài hợp đồng, luật áp dụng để xét xử sẽ phụ thuộc vào nơi nảy ra vụ việc (place of Tort). Điều 77 của Luật Hàng hải Đài Loan và điều 9 của Qui định về thực thi các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài (the Application of Laws to Civil Matters Involving Foreign Elements) đã quy định rõ ràng như vậy. Vì lô hàng bị hư hỏng là do lỗi của Bị đơn (purpose mistake) và xảy ra ở Đài Loan, Người nhận hàng cũng là một công ty Đài Loan, điều đó có nghĩa là nơi xảy ra vụ việc là ở Đài Loan. Do đó, luật Đài Loan được áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp này là một điều hiển nhiên.
Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về bất kỳ mất mát, thiệt hại nào nếu xâm phạm quyền của người khác một cách bất hợp pháp, bất kể là có chủ ý hay không dự tính được; trừ phi người vận chuyển chứng minh được rằng mất mát, thiệt hại, gây thương tíchhoặc chậm trễ là do bất khả kháng. Người được bảo hiểm đã bị tổn thất về hàng hóa mà lô hàng có mua bảo hiểm (thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm) nên cũng có quyền khiếu nại bên thứ 3 (nếu không đòi bảo hiểm bồi thường).Sau khi người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm, họ được thế quyền đòi bồi thường để khiếu nại bên thứ 3 - bên có chịu trách nhiệm về tổn thất.
Số tiền khiếu nại được giới hạn trong phạm vi số tiền bồi thường thực tế theo qui định của khoản thứ nhất (first item), điều 184 và 634 Luật Dân sự Đài Loan (Taiwan Civil Law), điều 53, Luật bảo hiểm Đài Loan (Taiwan Insurance Law). Theo các chứng cứ, Người được bảo hiểm (TF Ltd) nhập khẩu hàng hóa vào tháng 5 năm 2009, được tàu “Vitwo” vận chuyển, giao hàng; do Bị đơn khai thác tàu từ Indonesia đến Taichung và khi TF Ltd nhận lô hàng nói trên, có 117,02 tấn hàng bị hư hỏng do ướt. Do đó, TF Ltd đã bị thiệt hại với số tiền là 25.773,3 đô la Mỹ. Nguyên đơn là người bảo hiểm cho TF Ltd và đã bồi thường tổn thất cho TF Ltd.
Vì TF Ltd đã chuyển toàn bộ quyền khiếu nại cho Nguyên đơn được thể hiện qua các chứng từ, tài liệu phù hợp như Vận đơn, Biên bản giám định (survey report), Giấy biên nhận thế quyền (Subrogation Receipt), Bằng chứng hư hỏng do ướt (Prove of wet damage), và Bị đơn đã được thông báo triệu tập đến tòa theo đúng quy định của pháp luật để tham gia tố tụng (hearing) về vụ việc này nhưng đã không đến.
Vì những lẽ đó, cần phải coi như Bị đơn đã thiếu cần mẫn trong việc bốc hàng, dỡ hàng, xử lý, sắp xếp, trông coi, vận chuyển, chăm sóc hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy định của pháp luật (it should be deemed that the Defendant did not make due diligence with respect to the loading, unloading, handling, stowage, custody, carriage, care and keeping of the goods to the carried cargoes by law). Vì vậy, Bị đơn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa bị hư hỏng và chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (debt and the tort). Do đó, Bị đơn sẽ phải bồi thường tổn thất.
Theo những lý lẽ, bằng chứng, cơ sở pháp lý đã trình bày, khiếu nại của Nguyên đơn nêu ở phần trên phải được chấp nhận.
Phán quyết sơ thẩm nêu ở phần đầu của Bản án này sẽ được đưa ra sau khi Nguyên đơn nộp tiền bảo đảm bồi thường nếu khiếu nại sai là 283.000,00 đô la Đài Loan (New Taiwanese Dollar).
Việc xác định ai phải trả án phí (litigation fee): Yêu cầu xem tại Luật Tố tụng Dân sự (The Code of Civil Procedure).
2. Phán quyết của Tòa
Bị đơn Seaplus Shipping Corporation phải trả cho Nguyên đơn số tiền 848.715,00 đô la Đài Loan là khoản tiền gốc (principal) cùng với lãi suất cộng dồn tính cho số tiền này kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2010 đến hết ngày thực tế thanh toán với mức lãi suất 5%/năm.
Bị đơn Sea Transport Ltdphải trả cho Nguyên đơn số tiền 848.715,00 đô la Đài Loan là khoản tiền gốc (principal) cùng với lãi suất cộng dồn tính cho số tiền này kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2010 đến hết ngày thực tế thanh toán với mức lãi suất 5%/năm.
(2 Bị đơn liên đới chịu trách nhiệm bồi thường số tiền nêu trên-người viết).
Án phí của vụ án này do Bị đơn chịu.
Ngày: 31 tháng 12 năm 2010
Thẩm phán: Tu Shin Lin
Đơn kháng án (the Petition of Appeal) phải được gửi đến Tòa trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được Bản án này. Nếu ủy quyền việc kháng án cho người được ủy quyền hoặc luật sư, yêu cầu người được ủy quyền hoặc luật sư trả phí kháng án (litigation fee of appeal) khi nộp Đơn kháng án cho Tòa.