Tìm kiếm
Đà tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của dịch bệnh. Từ tháng 8 tới cuối năm 2021, tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh cũng bệnh cũng như việc đẩy nhanh quá trình tiêm vacxin cho lực lượng lao động trong nước.
Các vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may hiện đang phải đối mặt:
- Vấn đề về cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy, không đáp ứng được cho việc sản xuất- Nhân lực bị thiếu hụt do dịch bệnh tại các tỉnh thành phía nam-nơi tập trung nhiều doanh nghiệp dệt may, nhiều doanh nghiệp còn hoạt động phải giảm 50%-60% số lao động làm việc để thực hiện dãn cách. Đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiết lập các biện pháp chống dịch, xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động.
- Chi phí logistics, chiếm khoảng 9% giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam, đang tăng mạnh. Theo phản ánh từ nhiều doanh nghiệp, giá thuê container hiện đã tăng gấp 3-4 lần so với năm ngoái. Chưa kể đến hàng loạt đơn hàng sản xuất ra gần đây vì thiếu container xuất khẩu dẫn tới ách tắc lưu thông, chậm tiến độ giao hàng cho đối tác, khách hàng.
Từ những khó khăn trên dẫn tới nhiều doanh nghiệp thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động.
Trước những diễn biến dịch bệnh hiện nay, kiến nghị từ các doanh nghiệp là tiêm đủ vacxin trong thời gian sớm nhất cho người lao động là kiến nghị của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành cũng như Hiệp hội Dệt May. Đây cũng là chìa khóa gần như duy nhất để giải quyết triệt để khó khăn của ngành dệt may nói riêng cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung.